Giới thiệu dây chuyền

Dây chuyền chiết rót dầu gội là hệ thống các máy móc, thiết bị được lắp đặt theo thứ tự nhất định. Dây chuyền có chức năng chiết rót dầu gội và các nguyên liệu dung dịch khác như nước rửa tay, kem mỹ phẩm, sữa tắm,… Dây chuyền được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất gia dụng.

Các máy chính trong dây chuyền bao gồm:

  • Máy cấp chai
  • Máy chiết rót
  • Máy xoắn nắp
  • Máy dán nhãn

Đặc điểm của dây chuyền

Dây chuyền chiết rót dầu gội
Dây chuyền chiết rót dầu gội
  • Dây chuyền chiết rót các dung dịch lỏng, bán lỏng, dạng kem, phù hợp với nhiều độ nhớt khác nhau
  • Máy chiết rót theo cơ chế đường thẳng, có khả năng chiết nhiều loại dung dịch khác nhau mà không cần thay đổi linh kiện.
  • Máy chiết rót sử dụng kép kiểu phun trọng lực, được ứng dụng công nghệ cao.
  • Các đầu chiết rót có chức năng tránh tạo bọt và làm bẩn chai
  • Dây chuyền được trang bị mắt đọc cảm biến giúp phát hiện chai và chiết rót, đóng nắp một cách chính xác, hạn chế lỗi, hỏng.
  • Dây chuyền được chế tạo từ thép không gỉ 304 chống ăn mòn. Bao quanh bộ phận chiết rót có cửa kính cường lực che chắn. Từ đó, tạp chất và bụi bẩn sẽ không bị lọt vào trong quá trình chiết rót.
  • Hệ thống điều khiển PLC và màn hình cảm ứng giúp cài đặt, điều khiển các thông số, vận hành máy một cách dễ dàng.
  • Dây chuyền có khả năng tự cảnh báo lỗi và tạm ngừng khi xảy ra sự cố.
  • Máy dán nhãn sử dụng động cơ servo giúp dán nhãn lên thân chai chính xác.
  • Dây chuyền vận hành ổn định, tuổi thọ lâu dài.

Thông số kỹ thuật

Model UT-8
Tốc độ chiết rót 6000 chai/giờ
Phạm vi định lượng 200ml – 5L
Loại chai chiết rót Nhựa, thủy tinh, nhôm,…
Điện nguồn 220/380V
Kích thước máy (DxRxC) 2400*1650*2500mm
Trọng lượng máy 2500Kg

Quy trình chiết rót

Quy trình chiết rót chai dầu gội bao gồm các bước: Cấp chai – Chiết rót – Cấp nắp – Vặn xoắn nắp – Dán nhãn.

Bước 1: Cấp chai

Máy cấp chai
Máy cấp chai

Bước thứ nhất là cấp chai. Các chai rỗng sẽ được đưa lên mặt bàn cấp chai. Sau đó, máy sẽ tự động cấp chai lên băng tải để chuyển chai tới máy chiết rót. Máy cấp chai có thể cấp cả chai nhựa và chai thủy tinh.

Bàn cấp chai được làm từ thép không gỉ AISI 304 phù hợp với tiêu chuẩn ngành dược. Bàn có thể chịu tải trọng lớn, tối đa 150Kg. Thiết bị được vận hành bởi động cơ hộp số JSCC và được trang bị bộ điều khiển tốc độ. Nhờ đó, tốc độ cấp chai sẽ khớp với tốc độ chiết rót và đóng nắp.

Máy cấp chai giúp tăng tính tự động hóa và an toàn vệ sinh bởi con người không tiếp xúc trực tiếp với chai. Điều này đặc biệt phù hợp với các sản phẩm thuộc ngành dược và thực phẩm, mỹ phẩm vốn có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ an toàn và tính vô trùng.

Bước 2: Chiết rót

Máy chiết rót dầu gội
Máy chiết rót dầu gội

Sau khi chai được cấp vào băng tải, chúng sẽ theo băng tải đi tới máy tiếp theo là máy chiết rót dầu gội. Do dầu gội là loại sản phẩm có độ nhớt cao nên máy chiết rót và định lượng bằng piston. Khi chai di chuyển đến dưới các đầu chiết, mắt đọc cảm biến sẽ phát hiện chai, các đầu chiết được hạ xuống và pistom sẽ bơm, đẩy dung dịch từ phễu chứa liệu vào trong chai. Sau khi chiết rót, đầu chiết được nâng lên, băng tải tiếp tục di chuyển đưa chai sang công đoạn tiếp theo.

Tại bước chiết rót này, máy thực hiện chiết theo cơ chế đường thẳng, phù hợp với các sản phẩm có mức định lượng lớn. Trường hợp muốn thay đổi kích thước chai hoặc mức định lượng chiết rót, người vận hành chỉ cần nhấn nút trên màn hình cảm ứng để điều chỉnh. Bên cạnh đó, máy có thiết kế kẹp chai giúp đảm bảo độ tin cậy. Trường hợp chai bị tắc nghẽn hoặc đổ, ngã, máy có chức năng tự động tạm ngừng và băng tải chỉ tiếp tục chạy khi sự cố đã được giải quyết.

Bước 3: Cấp nắp

Công đoạn cấp nắp có thể thực hiện thủ công hoặc sử dụng máy cấp nắp tự động. Nếu cấp nắp thủ công, chai chiết rót xong sẽ theo băng tải chuyển tới máy tiếp theo. Người vận hành sẽ trực tiếp đặt nắp chai vào miệng chai. Trường hợp cấp nắp bằng máy cấp nắp, nắp sẽ được cho vào phễu chứa nắp. Máy sẽ tự động đưa nắp từ phễu chứa lên băng tải, sau đó gắp, thả nắp vào miệng chai một cách chính xác. Với dầu gội, loại nắp thường được dùng là nắp nhấn có ống dẫn, vì vậy bạn cần sử dụng máy cấp nắp dành riêng cho nắp nhấn để đảm bảo khi cấp nắp không làm gãy ống dẫn.

Bước 4: Vặn xoắn nắp

Máy xoắn nắp chai dầu gội
Máy xoắn nắp chai dầu gội

Nắp sau khi được cấp vào miệng chai cần được vặn chặt lại để cố định nắp với miệng chai, giúp niêm phong sản phẩm ở bên trong không gian kín. Nhờ đó, sản phẩm không bị rò rỉ, tràn ra ngoài khi vận chuyển.

Cơ chế hoạt động của máy vặn xoắn nắp chai như sau: Nắp được đặt vào phễu chứa. Khi chai theo băng tải đi tới bộ phận vặn xoắn nắp, máy sẽ giữ cố định cổ chai, đồng thời các bánh xe quay để siết chặt nắp. Nếu thiếu nắp, băng tải sẽ được tự động cấp thêm.

Máy có thể sử dụng cho cả chai tròn và chai dẹt. Thiết kế máy dễ điều chỉnh, không cần phải thay đổi linh kiện khi đổi loại chai. Gương kiểm tra nắp giúp người vận hành quan sát được tình trạng nắp. Ngoài ra, máy sử dụng tay cầm để thay đổi chiều cao và độ chặt khi xoắn nắp. Nhờ đó, nắp không bị nứt, vỡ, gãy khi siết.

Bước 5: Dán nhãn

Máy dán nhãn chai tự động
Máy dán nhãn chai tự động

Bước cuối cùng của quy trình chiết rót là dán nhãn. Máy sẽ giữ cố định chai, đồng thời kéo cuộn nhãn dán và xoay chai để dán nhãn lên thân chai. Với loại chai dẹt, nhà sản xuất nên dùng máy dán nhãn hai mặt.

Máy được trang bị hệ điều khiển PLC cùng với giao diện người dùng HMI và động cơ servo. Máy sở hữu hệ thống tách chai kép giúp khoảng cách giữa các chai đồng đều, không bị dồn chai. Cảm biến tốc độ giúp đồng bộ hóa tốc độ dán nhãn với băng tải. Lõi polyurethane mềm ứng dụng được nhiều loại nhãn dán và loại chai khác nhau.

Khách hàng có nhu cầu mua dây chuyền vui lòng liên hệ hotline 0919476666 để được tư vấn và báo giá.