Giới thiệu dây chuyền

Dây chuyền chiết rót thuốc tiêm là hệ thống kết hợp các máy móc, thiết bị, tạo thành quy trình chiết rót và đóng nắp lọ đựng thuốc tiêm. Dây chuyền có thể chiết rót các loại dung dịch thuốc tiêm kháng sinh, thuốc tiêm chống viêm, thuốc tiêm giảm đau,… Tùy theo nhu cầu của khách hàng, dây chuyền có thể lắp đặt để chiết rót thuốc tiêm dạng dịch lỏng hoặc dạng bột. Dây chuyền được sử dụng chủ yếu trong ngành dược phẩm, nghiên cứu, hóa chất.

Cấu tạo của dây chuyền gồm các máy chính sau:

  • Máy rửa chai siêu âm
  • Hầm sấy chai
  • Máy chiết rót (tích hợp 3 chức năng chiết rót – đóng nút cao su – đóng nắp nhôm)
  • Máy dán nhãn

Ngoài ra, dây chuyền có thể thêm một số máy phụ như máy cấp chai, máy cấp nút, máy cấp nắp nhôm để tạo chu trình chiết rót khép kín và tự động hoàn toàn.

Đặc điểm của dây chuyền chiết rót thuốc tiêm

Dây chuyền chiết rót thuốc tiêm
Dây chuyền chiết rót thuốc tiêm
  • Dây chuyền hoàn thành các bước: rửa chai siêu âm, sấy khô và khử trùng, chiết rót, đóng nút cao su, đóng nắp nhôm cho chai lọ đựng thuốc tiêm.
  • Toàn bộ quy trình sản xuất đều đảm bảo độ an toàn, sản phẩm không bị nhiễm bẩn, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất GMP.
  • Hệ thống bơm chiết rót bằng gốm được lựa chọn để đảm bảo hiệu quả độ chính xác chiết rót và có thể chuyển đổi linh hoạt.
  • Dây chuyền tiết kiệm không gian, tốc độ chiết rót cao.
  • Động cơ servo giúp máy chiết rót chính xác và đồng đều.
  • Dây chuyền có thể điều chỉnh kích thước lọ đựng thuốc tiêm, phạm vi định lượng, tốc độ chiết rót,…
  • Toàn bộ dây chuyền hoàn toàn tự động, không cần sự can thiệp của con người, đảm bảo tuyệt đối sản phẩm vô trùng.
  • Hệ điều khiển thông minh, có thể dễ dàng cài đặt, vận hành và kiểm soát mọi hoạt động của dây chuyền.

Thông số kỹ thuật

Model Dây chuyền sản xuất Định lượng phù hợp Năng suất

(Chai/giờ)

Điện tiêu thụ Trọng lượng Kích thước

(DxRxC)

BXKZ I CLQ 40 2.25 ml 6000 – 12000 69.8 Kw 7500 Kg 9930*2500*2340 mm
RSM 620/44
KGF 8
BXKZ II CLQ 60 2.25 ml 8000 – 18000 85.8 Kw 8000 Kg 10830*2500*2340 mm
RSM 620/60
KGF 10
BXKZ III CLQ 80 2.25 ml 10000 – 24000 123.8 Kw 8100 Kg 10830*2500*2340 mm
RSM 900/100
KGF 12

Quy trình chiết rót

Quy trình chiết rót thuốc tiêm có bốn giai đoạn chính: Rửa siêu âm – Sấy khô và tiệt trùng – Chiết rót và đóng nút cao su – Đóng nắp nhôm – Dán nhãn.

Bước 1: Rửa siêu âm

Máy rửa chai sóng siêu âm
Máy rửa chai sóng siêu âm

Bước đầu tiên trong quy trình chiết rót là rửa chai. Máy thường được dùng để rửa chai lọ đựng thuốc tiêm là máy rửa chai siêu âm. Cụ thể, máy sử dụng sóng siêu âm – một loại sóng có tần số cao hơn tần số tối đa mà con người nghe thấy được để làm sạch chay. Khi vận hành, sóng siêu âm sẽ phát ra và tác động tới dung dịch rửa, khiến dung dịch bị ép và giãn ra liên tục, sinh ra những bọt khí. Các bọt khí này sẽ vỡ ra, tạo ra các luồng sóng và đi tới mọi ngóc ngách của chai, làm trôi đi những bụi bẩn bám vào chai.

Công đoạn này giúp làm sạch bề mặt bên trong lẫn bên ngoài của chai. Chai đã được rửa bằng sóng siêu âm sẽ được máy chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Bước 2: Sấy khô và tiệt trùng

Hầm sấy chai tiệt trùng
Hầm sấy chai tiệt trùng

Sau khi lọ đựng thuốc tiêm được rửa, chai lọ được chuyển sang hầm sấy để sấy khô. Việc sấy bằng nhiệt chỉ ứng dụng với các chai lọ thủy tinh. Đối với các chai nhựa, nếu sấy bằng hầm sấy sẽ làm chai bị biến dạng vì tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Bên cạnh chức năng sấy, máy còn có chức năng tiệt trùng, giúp chai lọ an toàn tuyệt đối, không có những vi chất có hại. Hầm sấy tiệt trùng có khả năng sấy khô nhanh, chai lọ khô đồng đều, nhiệt độ sấy có thể được điều chỉnh linh hoạt.

Sau khi được sấy khô và tiệt trùng, nhà sản xuất có được chai lọ sạch và khô ráo, sẵn sàng để chuyển sang công đoạn tiếp theo là chiết rót.

Bước 3: Chiết rót và đóng nút cao su

Máy chiết rót đóng nút đóng nắp thuốc tiêm
Máy chiết rót đóng nút đóng nắp thuốc tiêm

Máy chiết rót thuốc tiêm là máy chính của dây chuyền chiết rót thuốc tiêm. Trong đó, máy thực hiện chiết rót, đóng nút cao su và đóng nắp nhôm trên cùng một thân máy. Đầu tiên, các chai sẽ được máy đưa vào băng tải. Khi mắt đọc cảm biến phát hiện chai rỗng, các đầu chiết sẽ được hạ xuống và chiết thuốc tiêm vào lọ.

Tiếp đó, các chai sẽ được chuyển tiếp sang trạm đóng nút cao su. Tại bước này, máy thường được kết nối với máy cấp nút cao su để đưa nút lên băng tải, sau đó máy sẽ gắp nút đặt lên miệng chai và dùng lực ấn nút xuống để cố định và niêm phong dịch thuốc ở bên trong.

Bước 4: Đóng nắp nhôm

Giai đoạn đóng nắp nhôm cũng được thực hiện trên cùng một máy với công đoạn chiết rót và đóng nút cao su. Sau khi thuốc tiêm được đóng vào lọ và đóng nút cao su, thuốc được chuyển tiếp sang trạm đóng nắp nhôm. Tương tự như nút cao su, dây chuyền có thể ứng dụng thêm máy cấp nắp. Máy sẽ đưa nắp từ phễu chứa nắp lên băng tải, máy sẽ gắp nắp và đóng nắp để cố định, bảo vệ miệng chai. Nắp nhôm của lọ đựng thuốc tiêm không kín hoàn toàn mà sẽ viền miệng chai, để hở ở giữa. Khi sử dụng, nhân viên y tế sẽ đưa kim tiêm xuyên qua lớp nút cao su để bơm thuốc vào ống tiêm. Vì vậy, nắp nhôm chủ yếu để viền, cố định và bảo vệ không cho nút cao su bị rời ra khỏi miệng chai trong quá trình đóng hộp và vận chuyển.

Bước 5: Dán nhãn

Máy dán nhãn lọ thuốc tiêm
Máy dán nhãn lọ thuốc tiêm

Bước cuối cùng trong quy trình chiết rót là dán nhãn. Chai theo băng tải tới bộ phận dán nhãn. Tại đây, máy sẽ giữ chai, đồng thời xoay chai và dán tem nhãn quanh thân chai. Vì lọ đựng thuốc tiêm có kích thước nhỏ nên hãy lưu ý sử dụng loại máy dán nhãn thích hợp cho các chai lọ nhỏ. Chai được dán nhãn xong đã hoàn thành và theo băng tải đi ra ngoài.

Khách hàng có nhu cầu mua dây chuyền vui lòng liên hệ hotline 0919476666 để được tư vấn và báo giá.