Giới thiệu dây chuyền
Dây chuyền chiết rót men vi sinh là hệ thống các thiết bị kết hợp với nhau để chiết rót, đóng chai sản phẩm men vi sinh dạng uống giúp bổ sung probiotics và lợi khuẩn. Dây chuyền thường được ứng dụng với ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hóa chất. Ngoài men vi sinh, dây chuyền có thể chiết rót các loại nguyên liệu dạng lỏng khác như thuốc nước, siro ho, serum dưỡng da,…
Dây chuyền có ưu điểm là hoạt động ổn định, dễ vận hành, hiệu suất an toàn cao. Cấu tạo của dây chuyền bao gồm:
- Máy cấp chai
- Máy chiết rót
- Máy đóng nắp
- Máy dán nhãn
Bên cạnh các máy chủ, dây chuyền có thể kết hợp cùng máy đóng màng co, máy kiểm tra trọng lượng, máy đóng hộp và các máy đóng gói khác để tăng hiệu quả sản xuất, tự động hóa quy trình.
Đặc điểm của dây chuyền chiết rót men vi sinh

- Khi chiết rót, các đầu chiết có thể di chuyển lên xuống. Ban đầu, đầu chiết sẽ được hạ thấp xuống gần đáy chai. Khi chiết, mực dung dịch trong chai cao lên, đầu chiết sẽ tự nâng dần lên. Cách chiết này giúp tránh tạo bọt khí và khiến dịch bị bắn ra ngoài.
- Đầu chiết được trang bị loại vòi chiết chống tràn. Khi máy chiết rót xong, đầu chiết sẽ đóng lại, làm cho dung dịch không bị nhỏ giọt ra ngoài, đảm bảo chai và băng tải đều sạch sẽ.
- Động cơ servo và bơm piston giúp quá trình chiết rót diễn ra một cách chính xác và đồng đều. Nhà sản xuất có thể thay đổi phạm vi định lượng, thể tích của chai chỉ bằng thao tác cài đặt trên màn hình cảm ứng.
- Màn hình cảm ứng thân thiện với người dùng, giúp kiểm soát trạng thái hoạt động của máy một cách dễ dàng. Người vận hành máy có thể cài đặt, thay đổi thông số như định lượng chiết rót, tốc độ chiết rót ngay trên màn hình điều khiển.
- Khung bảo vệ máy được làm từ thép không gỉ và kính plexiglass dày, có tác dụng cách âm, đảm bảo an toàn sạch sẽ cho quy trình sản xuất. Khi người vận hành mở cửa, thiết bị sẽ gửi tín hiệu đến PLC và tạm dừng chạy để đảm bảo an toàn lao động.
- Dây chuyền được lắp đặt đèn cảnh báo ba màu. Đèn sẽ thông báo lỗi cho người vận hành. Lỗi được hiển thị ngay trên màn hình cảm ứng.
- Thiết bị chạy êm, độ ồn không vượt quá 60dB.
- Mắt đọc cảm biến quang điện giúp phát hiện chai, nắp. Máy không có chai sẽ không chiết rót. Từ đó, quy trình chiết rót được đảm bảo an toàn, giảm tối đa tỷ lệ lỗi hỏng.
Thông số kỹ thuật
Model | DSC100-01 | DSC100-02 | DSC100-04 |
Loại chai | Chai nhựa, thủy tinh, tròn, vuông,… | ||
Loại nắp | Nắp vặn, nút, nắp nhôm, nắp ROPP, nắp gỗ,… | ||
Số đầu chiết | 1 | 2 | 4 |
Phạm vi chiết rót | 10 – 100 ml | 10 – 100 ml | 10 – 100 ml |
Tốc độ chiết rót | 1800 – 2100 chai/giờ | 3000 – 4000 chai/giờ | 5000 – 6000 chai/giờ |
Sai số | +-0.1% | +-0.1% | +-0.1% |
Cơ cấu định lượng chiết rót | Piston | Piston | Piston |
Đầu cấp nắp | 1 | 2 | 4 |
Điện tiêu thụ | 1.5 Kw | 2.0 Kw | 2.5 Kw |
Khí nén | 0.6 – 0.8 Mpa | 0.6 – 0.8 Mpa | 0.6 – 0.8 Mpa |
Kích thước (DxRxC) | 1100*1200*1800 mm | 1220*1310*1800 mm | 1800*1800*2000 mm |
Trọng lượng | 350 Kg | 450 Kg | 550 Kg |
Quy trình chiết rót
Quy trình chiết rót men vi sinh được thực hiện như sau: Chai rỗng được đưa vào bàn cấp chai, sau đó chuyển tới máy chiết rót và đóng nắp. Chai sẽ được chiết dung dịch, gắn nắp trong/ngoài và siết vặn nắp. Cuối cùng, chai được dán nhãn và đóng hộp.
Bước 1: Cấp chai

Đầu tiên, chai rỗng được xếp lên bàn cấp chai. Bàn cấp chai này được làm từ thép không gỉ AISI 304, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bàn có thể chịu trọng tải tối đa là 150kg. Thiết bị được vận hành bởi động cơ hộp số JSCC và được trang bị bộ điều khiển tốc độ.
Bàn cấp chai sẽ tự động gạt và xếp các chai rỗng vào băng tải và băng tải sẽ chuyển chai tới máy chiết rót đóng nắp.
Bước 2: Chiết rót

Tiếp theo, quy trình chiết rót và đóng nắp, xoắn nắp sẽ được thực hiện tại máy chiết rót men vi sinh, dựa theo cơ cấu bàn quay rotary. Khi chai theo băng tải tới bộ phận chiết rót, mắt đọc cảm biến sẽ phát hiện chai rỗng. Các đầu chiết được hạ xuống vào bên trong chai và chiết rót dung dịch nhờ cơ cấu định lượng bơm piston. Máy sử dụng hệ thống chiết rót chìm, cho phép các đầu chiết di chuyển xuống chiết từ đáy chai và nâng dần lên khi mức dung dịch trong chai tăng lên. Phương pháp này đảm bảo tốc độ chiết rót, đồng thời giảm thiểu tình trạng chất lỏng bị bắn ra ngoài.
Sau khi hoàn thành chiết rót, các chai được chuyển sang trạm tiếp theo để đóng nắp.
Bước 3: Đóng nắp
Trạm tiếp theo là trạm gắn nắp. Đầu tiên, máy rung cấp nắp vào băng tải. Ở trạm gắn nắp, hệ thống “cốc dẫn hướng” được thiết kế đặc biệt để đặt nắp. Hệ thống này phù hợp với các loại nắp xịt, nắp có gắn ống nhỏ giọt, nắp trong. Cốc dẫn hướng được tùy chỉnh theo hình dáng và đường kính của miệng chai, đảm bảo mỗi nắp được định vị chính xác và không bị lệch trong quá trình thao tác.
Bước 4: Vặn xoắn nắp
Nắp được đặt lên miệng chai sẽ cần phải siết chặt lại để niêm phong, cố định nắp với miệng chai, đồng thời bảo vệ dung dịch ở bên trong. Nếu không vặn chặt nắp, nắp sẽ bị rơi ra nếu chai lọ bị nghiêng, đổ, khiến dung dịch bị tràn ra ngoài.
Tại công đoạn này, trạm siết nắp sử dụng động cơ từ tính, có khả năng tự động điều chỉnh lực siết theo kích thước ren của từng loại nắp chai. Điều này tránh được tình trạng mài mòn hoặc rò rỉ do lực siết quá lớn hoặc quá nhỏ. Ngoài ra, đầu siết nắp có thể tùy chỉnh theo hình dáng, kích thước của nắp chai.
Bước 5: Dán nhãn

Thông thường, chai đựng men vi sinh bổ sung probiotics là dạng chai thủy tinh thân tròn, có phạm vi định lượng từ 20 – 60 ml. Vì vậy, để dán nhãn cho loại chai này, nhà sản xuất nên lựa chọn máy dán nhãn chai tròn tự động. Máy sẽ giữ chai cố định và xoay, đồng thời xoay cuộn tem để dán nhãn quanh thân chai. Máy cũng có thể tích hợp thêm máy in ribbon hoặc máy in phun để in các thông tin lô sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng giúp giảm bớt công đoạn đóng gói và tăng hiệu quả sản xuất. Máy dán nhãn chai chắc chắn, không bị lệch, hở, bong tróc sau quá trình vận chuyển.
Sau khi hoàn thành, các chai sẽ được chuyển tới bàn thu gom chai để tập hợp lại, đóng hộp, đóng thùng và chuyển tới các đại lý phân phối, kinh doanh.
Khách hàng có nhu cầu mua dây chuyền vui lòng liên hệ hotline 0919476666 để được tư vấn và báo giá.